4 điều mình làm để sẵn sàng đối mặt với làn sóng layoff

Từ một đứa chỉ nghĩ và lo sợ bản thân bị sa thải, mình tìm cách nâng cấp giá trị bản thân và chuẩn bị phương án dự phòng cho việc bị cắt giảm. Dưới đây là 4 điều mà mình đã và đang làm trong 8 tháng vừa qua.
1️⃣Nâng cấp chuyên môn mỗi ngày
Mình nghĩ, “cạnh tranh gay gắt” là từ khóa phù hợp nhất để mô tả về thị trường việc làm hiện nay. Để đứng vững trong thị trường lao động, mình đã xây dựng các lợi thế cạnh tranh cho bản thân bằng cách:
🔶 Mở rộng kiến thức chuyên môn:
Bên cạnh chuyên môn là viết nội dung, mình đã học thêm về thiết kế để tự chỉnh sửa ảnh cơ bản đăng Facebook và phân tích dữ liệu để nắm bắt insight khách hàng sâu sát hơn.
Vì chi phí ít ỏi và xuất phát từ trình độ cơ bản, mình chọn phương pháp tự học qua những nguồn học miễn phí và chất lượng trên Google như Google Digital Garage, Coursera, Udemy…; sách và kênh Youtube từ người trong ngành cho Beginners.
🔶 Thay đổi phương pháp làm việc:
Từ làm việc theo thói quen và cảm tính, mình chuyển sang làm việc có kế hoạch. Trước khi thực hiện một công việc, mình đều phân tích mục đích công việc và vạch rõ định hướng làm hiệu quả. Với đầu việc cứng, mình thiết lập thời gian cần hoàn thành cố định. Với đầu việc đan xen, mình đánh giá mức độ quan trọng để phân bổ thời gian hợp lý hoặc dành 100% thời gian hoàn thành chúng trước.
Cuối ngày, mình báo cáo công việc hoàn thành; ghi lại bài học cần nhớ và bổ sung từ mới vào từ điển cá nhân.
🔶 Tìm việc làm tự do (Freelance):
Khi có thời gian trống, mình thường tìm việc viết bài Freelance ngắn hạn. Đây là cách để mình rèn luyện chuyên môn và nâng cao kỹ năng làm việc chuyên nghiệp như giao tiếp, quản lý thời gian, đàm phán và thuyết phục. Bên cạnh đó, công việc tự do là nguồn thu nhập thứ hai để mình đầu tư vào bản thân và tiết kiệm dự phòng khi bị sa thải và thất nghiệp.
🔶 Xây dựng dự án cá nhân:
Hiện tại, mình đang xây dựng một website riêng. Mình tự lên kế hoạch, viết bài, tối ưu web… Không biết gì thì tra mạng, hỏi han.
Tròng quá trình làm, mình thử nghiệm nhiều phương án để tìm ra cách làm tốt nhất và hiểu lý do phương án nào không hoạt động. Bên cạnh đó, mình nhận ra vấn đề và khó khăn của đồng nghiệp (cụ thể là team thiết kế). Vì vậy, mình biết cách phối hợp làm việc với họ hiệu quả hơn. Đặc biệt là rèn luyện tính kỷ luật và cam kết.
2️⃣Cập nhật tin tức thị trường tuyển dụng
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, mình không biết thời điểm nào doanh nghiệp có thể cắt giảm. Vì vậy, mình thường cập nhật tin tức về thị trường việc làm để nắm được tình hình tuyển dụng. Khi công ty gặp khó khăn về kinh tế hoặc muốn chuyển việc, mình sẽ cân nhắc tìm việc mới vào thời điểm thị trường tuyển dụng thuận lợi.
3 con số mà mình thường cập nhật là: số lượng tin tuyển dụng, số lượng người thất nghiệp và mức lương thị trường của vị trí công việc. Mình thường cập nhật ở những trang web có nguồn việc làm lớn, có khả năng bao trọn thị trường như:
– Linkedin
– Indeed
– Joboko
– Upwork.
3️⃣Cập nhật hồ sơ hàng tháng
Đây là cách mình đánh giá lại bản thân sau một tháng: Công việc của mình đang phát triển, dậm chân tại chỗ hay bị thụt lùi?
3 mục nội dung mà mình cập nhật trên CV hàng tháng là: Kinh nghiệm làm việc; kỹ năng (kĩ năng cứng, kĩ năng mềm) và mục tiêu nghề nghiệp. Trong đó, làm rõ kỹ năng cần cải thiện trong thời gian làm việc tới.
4️⃣Ứng tuyển định kỳ 6 tháng một lần
Kể cả đang có việc, mình nghĩ bản thân vẫn nên tham gia ứng tuyển định kỳ để định vị lại bản thân trên thị trường. Có thể trong công ty, mình là nhân viên top 2, top 3; nhưng khi ứng tuyển vào một công ty khác ở cấp bậc tương đương, mình lại rớt ngay từ vòng CV vì không đáp ứng yêu cầu về năng lực.
Ngoài ra, đây cũng là cách để mình cập nhật kĩ năng viết CV, phỏng vấn và tìm việc. Hơn nữa, nắm bắt yêu cầu, phương pháp tuyển dụng mới nhất của ngành nghề.
P/s: Được chia sẻ là niềm vui của mình. Mình luôn lắng nghe nếu bạn có đóng góp. Cảm ơn mọi người đã đọc bài.

About the author: nguyencuong

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *