Các khái niệm căn bản trong đầu tư

Để đơn giản hóa các khái niệm thì chúng ta có một ví dụ sau:

Một công ty được thành lập với số vốn huy động là 1 tỷ đồng và do 5 người góp vốn (Người A, B, C, D, E), một người góp 200 triệu đồng đều nhau. Như vậy tại thời điểm đó 1 tỷ đồng được chia ra làm 10 phần và mỗi người chiếm 20% giá trị công ty

Vậy trong trường hợp số người góp vốn khác nhau (Người A 300 triệu, B 200 triệu, C 200 triệu, D 2 trăm triệu, E 100 triệu) lúc này 1 tỷ đồng vẫn chia ra làm 10 phần nhưng mỗi người lại chiếm tỷ lệ giá trị cũng khác nhau (Người A chiếm 30%, B=C=D = 20% và E = 10%)

Và trong tương lai nếu giá trị công ty tăng lên 5 lần tức là 5 tỷ đồng thì tỷ lệ sở hữu của những người góp vốn bạn đầu vẫn được giữ nguyên, nhưng giá trị lúc này đã khác

Từ ví dụ trên ta đi tới khái niệm tỷ lệ sở hữu(Equity):

Equity – Tỉ lệ sở hữu:  Tỷ lệ sở hữu của các thành viên (cổ đông) góp vốn ban đầu

Sau 5 năm công ty cần thêm số vốn 1 tỷ đồng nữa để phát triển thêm ngành nghề kinh doanh và số vốn này do một anh F góp vào, anh F có thể lựa chọn 1 trong 2 cách để góp vốn như sau:

Trường hợp 1: Cho công ty vay 1 tỷ đồng và nhận lãi hàng năm (Bond – Trái phiếu)

Trường hợp 2: Góp vốn vào công ty và trở thành một cổ đông của công ty (Share – Cổ phiếu)

Vậy trong trường hợp 2 thì thì tỷ lệ sở hữu sẽ được tính thế nào?

Người ta sẽ tiến hành định giá lại công ty và việc định giá công ty là một việc làm hết sức phức tạp – (người sở hữu cũ thì muốn định giá cao nhất có thể để giá trị cổ phần mà họ có lớn, còn người góp vốn mới thì lại muốn định giá thấp nhất có thể để tỷ lệ sở hữu của họ lớn), giả sử công ty được định giá 5 tỷ đồng. Anh F góp thêm vào 1 tỷ đồng chiếm 20% cổ phần của công ty hiện tại. Vậy 20% này sẽ lấy ở đâu? Những người góp vốn trước mỗi người sẽ phải giảm đi 20% tỷ lệ sở hữu của họ (anh A giảm đi 20% tỷ lệ sở hữu của mình lúc đầu là 30% thì còn lại 24%, B=C=D=16% và E = 8% giá trị cổ phần khi anh F góp vốn và anh F lúc này có 20% cổ phần). Và công ty ngày càng phát triển giá trị công ty ngày càng tăng, giá trị trên một % cổ phần ngày càng tăng lên. Để công ty thu hút thêm nhà đầu tư thì họ phải chia nhỏ cổ phần ra để mỗi giá trị cổ phần giảm xuống

Share, Stock – Cổ phần cổ phiếu: là giá trị cổ phần mà người đầu tư đã góp vốn vào công ty (Share sẽ đi kèm với % sở hữu cổ phần; Stock sẽ đi kèm với số lượng cổ phiếu sở hữu)

Shareholder: – Cổ đông: Là người nắm giữ cổ phần của công ty

Giá sử hàng tháng sau khi trừ hết chi phí (Chi phí nguyên nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí thuê mặt bằng,…) công ty vẫn có lãi 1 tỷ đồng và công ty thực hiện việc chia lãi đó cho các cổ đông (Được gọi là cổ tức). Việc chia lãi cho các cổ đông này cũng được chia theo % nắm giữ cổ phần của các cổ đông.

Dividend: Cổ tức – là khoản lợi nhuận của công ty chia cho các cổ đông (Việc chia cổ tức tùy thuộc vào chiến lược từng công ty)

Market Cap: Giá trị vốn hóa thị trường

Market Cap = Giá mỗi cổ phiếu  x  số cổ phiếu

About the author: nguyencuong

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *