Lạm phát kẻ thù thầm lặng

1.Lạm phát là gì?

Ví dụ: Cùng một cốc cafe như nhau, năm 2010 mình mua với giá 10.000đ tới năm 2023 mình phải mua với giá cao hơn là 50000đ -> đó chính là lạm phát

Có rất nhiều khái niệm về lạm phát nhưng theo tôi đây là khái niệm dễ hiểu nhất:

“Lạm phát là sự sụt giảm về sức mua của đồng tiền” – đồng tiền bị mất giá trị

2. Các nguyên nhân dẫn tới lạm phát:

2.1. Cost push inflation: Giá sản phẩm tăng

Nhà sản xuất buộc phải tăng giá sản phẩm khi (Giá nguyên liệu thô tăng, chi phí nhân công tăng, chi phí thuê mặt bằng tăng,…) dẫn tới người dùng phải trả giá cao hơn khi mua sản phẩm -> lạm phát

2.2. Demand Pull Inflation: Nhu cầu tăng

Nhu cầu về một loại sản phẩm nào đó tăng cao mà phía sản xuất không đáp ứng kịp

Nhà nước có thể điều chỉnh nhu cầu của người dân qua các chính sách (Giảm thuế, tăng hoặc giảm lãi xuất ngân hàng,..) -> người dân có thêm tiền -> nhu cầu tăng

2.3. Ngân hàng in thêm tiền:

Có nhiều $ thì tất nhiên sẽ tăng sức mua

3. Lạm phát lợi hay hại

Dưới góc nhìn của các chuyên gia thì lạm phát chỉ có hại khi không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Lạm phát là công cụ để các chuyên gia điều hành nền kinh tế của một quốc gia

4. Đo lường lạm phát

Các quốc gia thường sử dụng “Chỉ số tiêu dùng” (CPI) để phản ánh tỷ lệ lạm phát

Chỉ số CPI của Việt Nam trong 10 năm qua

Ở Việt Nam tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ lạm phát  % = (CPI năm hiện tại – CPI năm sau)/ CPI năm sau *100 %

5. Vì sao lạm phát là kẻ thù thầm lặng đối với tài chính cá nhân của mỗi người

Đối với trường hợp chúng ta làm ra tiền sau đó cất đi và không đầu tư gì thì đây là một ví dụ thực tế về sự mất giá về tiền:

Nếu nhu cầu sinh hoạt của mỗi người trong một tháng là 20 triệu và tỉ lệ lạm phát an toàn 4% thì trong 30 năm tới số tiền để đảm bảo cho cuộc sống như hiện tại sẽ là gần 65 triệu (Thật kinh khủng)

Đối với trường hợp chúng ta mang tiền đi gửi ngân hàng

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ta trong 10 năm qua là 5.8%, lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng trung bình trong 10 năm qua là 6%, suy ra rằng tỷ lệ gia tăng 0.2% (Nghe có vẻ ổn). Tuy nhiên đối với đồng tiền Việt Nam đồng lại chịu sự tác động của đồng USD của mỹ, mà hơn nữa nước mỹ hàng năm vẫn có tỷ lệ lạm phát nhất định 🙁

Thêm một ví dụ nữa để mọi người có thể thấy rõ kẻ thù thầm lặng lạm phát như nào

Bây giờ chúng ta hãy làm theo bài toán ngược, giả sử hiện tại chúng ta đang có 1.000.000.000đ và với tỷ lệ lạm phát là -3.15% thì sau 30 năm nữa số tiền mình còn lại là 277.961.728đ (Sốc)

6. Kết luận

  • Lạm phát là do đồng tiền mất giá
  • Lạm phát xảy ra khi (Giá cả hàng hóa tăng, Do ngân hàng nhà nước in thêm tiền, Do nhu cầu mua tăng) Nhà nước dùng các yếu tố này để điều hành tiền tệ của đất nước
  • Lạm phát không phải là xấu (nó chỉ xấu khi mất kiểm soát)
  • Dùng CPI để phản ánh tỷ lệ lạm phát
  • Đối với tài chính cá nhân thì lạm phát là kẻ thù thậm lặng

7. Học được gì từ lạm phát

  • Nhà nước điều hành nền kinh tế vĩ mô qua tỷ lệ lạm phát (in thêm tiền, kích cầu (giảm thuế, giảm lãi suất,…), …)
  • Mỗi khi nhà nước điều chỉnh thị trường không đáp ứng ngay
  • Chờ nhận lương hưu cũng không ổn, gửi tiết kiệm ngân hàng cũng toang vậy người nông dân phải làm sao???

About the author: nguyencuong

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *